Xuất khẩu gạo: Bất ngờ từ thị trường Trung Quốc
Năm 2010 và 2011, Trung Quốc không thuộc top khách hàng mua gạo lớn của nước ta, nhưng năm nay các đơn hàng xuất sang đây đã chiếm tới 28% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước.

 

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm nay ước đạt 3 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm 9,5% về lượng và 14,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu cũng ở xu hướng giảm, chỉ đạt bình quân 466 USD/tấn, kém xấp xỉ 5% so với 5 tháng đầu năm 2011.

 

Sự sụt giảm không có gì bất ngờ khi không chỉ gạo mà còn nhiều nông sản khác của nước ta phải đối mặt với khó khăn vì kinh tế toàn cầu suy yếu, giá hàng hóa lao dốc. Thêm nữa, gạo Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Thái Lan và Ấn Độ.

 

Nhưng điều tạo nên sự khác biệt và cũng là dấu ấn của xuất khẩu gạo thời gian qua là yếu tố thi trường, với điểm nhấn là Trung Quốc.

 

Năm 2010, Indonesia nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta, chiếm tới 28% tổng lượng xuất khẩu. Năm 2011, Philippines là nhà mua gạo lớn nhất, chiếm xấp xỉ 25% tổng xuất khẩu. Các khách hàng mua gạo quan trọng khác còn có Banglades, Malaysia, Singapore và Cuba. Trung Quốc không hề có mặt trong top đầu, và chỉ mua có 309.000 tấn trong cả năm 2011.

 

 Xuất khẩu gạo sang các thị trường năm 2010 

 

Xuất khẩu gạo sang các thị trường năm 2011 

 




 

 






Vậy mà 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã bất ngờ vươn lên vị trí số 1, với lượng gạo mua trong thời gian qua lên tới hơn 1,2 triệu tấn, trị giá gần 400 triệu USD, gấp 4,4 lần về lượng và gần 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chiếm tới 28% tổng xuất khẩu gạo cả nước, trong khi hai khách hàng lớn nhất cách đây 2 năm là Indonesia và Philippines lại chỉ chiếm lần lượt 11% và 7% thị phần.

Cùng với Trung Quốc, các khách hàng Hồng Kông và Đài Loan cũng nổi lên là những nhà nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam.

 

Thị trường xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm (ĐVT: % - nguồn TCHQ, CafeF)

 

 

Vì sao Trung Quốc mua nhiều gạo?

 

Nguyên nhân khiến nhu cầu gạo của Trung Quốc tăng đột biến là do sản xuất trong nước không thể theo kịp tiêu dùng. Dù là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, nhưng do lượng gạo dự trữ chỉ chưa đến 47 triệu tấn, nên giá gạo nội địa lên cao, buộc nước này phải tìm mua từ bên ngoài với giá rẻ hơn.

 

Trong khi đó, gạo Việt Nam có giá khá cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt so với Thái Lan, cộng với đường vận chuyển gần. Ngoài ra, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh cũng là những nhà cung cấp tiềm năng cho Bắc Kinh do giá thấp hơn của Thái Lan tới hơn 100 USD/tấn.

 

Dự kiến Trung Quốc có thể mua tới 1,5 – 2 triệu tấn gạo của Việt Nam trong năm nay, theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch, gấp hơn 6 lần năm ngoái. Nước này cũng sẽ tăng mua từ các thị trường có nguồn cung giá rẻ khác và khả năng trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Indonesia và Nigieria.

 

Mừng hay lo?

 

 

Có ý kiến cho rằng, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng đột biến không có gì đáng mừng, bởi đây không phải thị trường xuất khẩu gạo truyền thống, cũng không ổn định. Thêm nữa, nhiều thương lái Trung Quốc lại hay lật lọng, giống như với các nông sản khác như dứa, ớt, dừa, dưa hấu, tôm sú…

Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là các đơn hàng từ Trung Quốc đến dồn dập đã “cứu nguy” cho xuất khẩu gạo năm nay. Nếu doanh nghiệp giữ vững được thị trường này thì đây sẽ là hướng phát triển quan trọng bởi nhu cầu lương thực thực phẩm ở Trung Quốc ngày càng tăng mạnh. Theo nhận xét của các nhà quan sát quốc tế, thời kỳ tiêu thụ thực phẩm ở Trung Quốc giờ đây mới bắt đầu bùng nổ, do tiêu thụ tính theo đầu người hiện ở mức thấp nhất thế giới.

 

Quan trọng là, doanh nghiệp phải cảnh giác với cách làm ăn của thương nhân Trung Quốc để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc (ví dụ gần đây họ xúi doanh nghiệp nước ta trộn gạo thơm với gạo tấm để giúp họ tăng lợi nhuận). Doanh nghiệp cũng không nên chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, mà phải tính đến lâu dài, bằng cách tăng cường xúc tiến và đẩy mạnh bán hàng qua đường chính ngạch.

 

Phương Thảo

Theo TTVN

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

  CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG CƯỜNG THỊNH

Trụ sở chính : Km430+400 Đường HCM, Văn Sơn, Hoàng Văn Thụ, Chương Mỹ, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Thôn Mỹ Lương, Xã Mỹ Lương, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

ĐT: 243.999.7869; 0243 .360. 2088; 0987.35.88.18; Website: cuongthinhmeco.com; Email: cuongthinhmeco@gmail.com
TK: 102010001483983 - Ngân hàng công thương Việt Nam( Vietinbank) - Chi nhánh Tây Thăng Long

MST: 0105814045

Hotline 0987358818; 02439997869