Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở NN-PTNT, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực. Từ việc sấy khô và bảo quản sau thu hoạch có mức độ cơ giới hóa ít thì những công đoạn khác như làm đất, vận chuyển, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh...  đã được cơ giới hoàn toàn.

Sử dụng máy gặt liên hợp không chỉ tiết kiệm nhân công mà còn làm lợi cho người nông dân khoảng 2,5 triệu đồng/ha. Trong ảnh: Gặt lúa (vụ mùa 2013) bằng máy liên hợp tại cánh đồng An Nhứt (huyện Long Điền).
Sử dụng máy gặt liên hợp không chỉ tiết kiệm nhân công mà còn làm lợi cho người nông dân khoảng 2,5 triệu đồng/ha. Trong ảnh: Gặt lúa (vụ mùa 2013) bằng máy liên hợp tại cánh đồng An Nhứt (huyện Long Điền).

Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT, để giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh đang từng bước cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã được ứng dụng rộng rãi và đây chính một trong những tiêu chí của việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Ông Nguyễn Văn Khoa, nông dân xã An Nhứt (huyện Long Điền) cho biết: “Từ 5 năm nay, chiếc máy gặt đập liên hợp đã thay thế những chiếc máy gặt truyền thống tốn rất nhiều công sức mà chúng tôi thường sử dụng. Máy gặt liên hợp có ưu điểm dễ vận hành và chạy trên mọi địa hình. Mỗi ngày, mỗi máy có thể thu hoạch được 7ha lúa; so với cách thu hoạch truyền thống, máy gặt liên hợp thu hoạch nhanh và tỷ lệ hao hụt thấp. Cụ thể, nếu sử dụng máy gặt lúa truyền thống phải mất 30 nhân công/ha còn sử dụng máy gặt liên hợp chỉ còn 4 nhân công và làm lợi cho người nông dân khoảng 2,5 triệu đồng/ha”.

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, trong sản xuất nông nghiệp khâu làm đất, vận chuyển và thu hoạch đã được cơ giới hóa hoàn toàn, các khâu như tưới nước, phòng trừ sâu bệnh... đã đạt hơn 90%. Các loại máy móc không chỉ giải phóng sức lao động mà còn tiết kiệm chi phí rất lớn cho người nông dân. Cụ thể trong khâu làm đất, nếu làm theo cách truyền thống mỗi ha đất sẽ tốn 4 triệu đồng, nhưng làm bằng máy chỉ tốn khoảng từ 1-1,5 triệu đồng/ha.

Nói về việc cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp, ông Lê Tuấn Quốc cho biết: “Ngành nông nghiệp nỗ lực đưa máy móc vào sản xuất nhằm giảm sức lao động, tăng năng suất và góp phần thay đổi phương thức sản xuất của người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay quy mô sản xuất nông nghiệp tại địa phương trong tỉnh vẫn còn nhỏ và manh mún, chủ yếu là hình thức hộ gia đình nên đang gặp khó khăn cho việc áp dụng công nghệ vào sản xuất”.

Để nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Chi cục Phát triển nông thôn đang triển khai hai mô hình sản xuất: Máy sấy đa năng và máy san phẳng đồng ruộng bằng laser để người nông dân học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Kết quả điều tra của Chi cục Phát triển nông thôn trong năm 2013 cho thấy, công nghệ sấy khô các loại nông sản trên địa bàn tỉnh chưa phổ biến mà người nông dân vẫn thực hiện là phơi nắng. Cụ thể, tỷ lệ lúa được sấy khô chỉ chiếm khoảng 40%. Hiện toàn tỉnh mới có 49 lò sấy lúa với công suất 10-15 tấn/ngày/lò. Mặt khác, khâu bảo quản sau thu hoạch của người nông dân cũng vẫn còn nhiều hạn chế. Hộ gia đình chủ yếu áp dụng biện pháp tồn trữ theo phương pháp truyền thống là để trong cót, bồ... Các vựa thu mua, nhà máy xay xát nông sản, việc bảo quản vẫn còn đơn giản. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt trong khâu bảo quản còn cao, chất lượng không bảo đảm và thời gian tồn trữ nông sản ngắn. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp cho rằng, cùng với chính sách hỗ trợ dành riêng cho ngành nông nghiệp của cơ quan chức năng, người nông dân đang cần được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước để đầu tư mua sắm máy móc. Đây chính là mắt xích quan trọng để tiến tới cơ giới hóa hoàn toàn trong sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động và tăng thu nhập cho người nông dân.

Bài, ảnh: NGUYỄN QUANG/BR-VT

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

  CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG CƯỜNG THỊNH

Trụ sở chính : Km430+400 Đường HCM, Văn Sơn, Hoàng Văn Thụ, Chương Mỹ, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Thôn Mỹ Lương, Xã Mỹ Lương, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

ĐT: 243.999.7869; 0243 .360. 2088; 0987.35.88.18; Website: cuongthinhmeco.com; Email: cuongthinhmeco@gmail.com
TK: 102010001483983 - Ngân hàng công thương Việt Nam( Vietinbank) - Chi nhánh Tây Thăng Long

MST: 0105814045

Hotline 0987358818; 02439997869