Kim ngạch thương mại mặt hàng dăm gỗ ở khu vực vành đai Thái Bình Dương đã thay đổi đáng kểtrong 5 năm qua. Việt Nam, Chile, Thái Lan và Uruguay đã tăng mạnh lượng dăm mảnh xuất khẩu, trong khi Úc và Nam Phi đã mất đi thị phần của họ là nhà cung cấp quan trọng cho các nhà máy bột giấy tại Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Xuất khẩu dăm gỗ từ Úc trong nửa cuối năm 2011 đã giảm 8% so với nửa đầu năm 2011, khiến kim ngach xuất khẩu mặt hàng này năm ngoái đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000. Cụ thể, Nhật Bản là nước nhập khẩu dăm gỗ lớn từ Australia trong nhiều năm qua, nhưng lượng nhập khẩu đã giảm gần 30% trong năm 2011 so với năm 2010.
Tuy vậy, lượng xuất khẩu dăm mảnh từ Úc đến Trung Quốc lại khả quan hơn trong năm 2011. Tổng lượng xuất khẩu đạtmức cao kỷ lục gần 700.000 tấn, tăng 12% so với năm 2010 và hơn gấp ba lần so với 5 năm trước. Với việc mở rộng công suất bột giấy tại Trung Quốc, dự kiến xuất khẩu dăm gỗ của Australia sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Australia là nhà cung cấp dăm gỗ lớn nhất trên thế giới trong gần 20 năm qua, nhưng vào năm 2011 Việt Nam đã chiếm vị trí này với các lô hàng chiếm khoảng 20% lượng giao dịch trên toàn cầu. Xuất khẩu dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai từ ViệtNam đã tăng với tốc độ phi thường trong 10 năm qua. Năm 2001, cả nước chỉ xuất khẩu 400.000 tấn dăm gỗ nhưng bước sang năm 2011, con số này đã đạt kỷ lục mới với 5,4 triệu tấn. Lượng xuất khẩu trong năm 2011 cao hơn 36% so với năm2010 và tăng gấp ba lần kể từ năm 2007.
Việc mở rộng công suất bột giấy tại Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng mạnh mẽ số lượng các đồn điềngỗ cứng và các cơ sở chế biến dăm mảnh ở Việt Nam. Với nguồn cung trong nước hạn chế, Trung Quốc sẽ tiếp tục dựa vàocác nước láng giềng để cung cấp gỗ nguyên liệu trong tương lai.
Vietpaper-TH